Ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca Domestica, sống rất gần gũi với loài người trên thế giới. Chúng thường được tìm thấy ơ những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau nhả tiêu chảy, nhiễm trùng gia và mắt.
- Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đoạn: trứng, dòi, nhộng, ruồi trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà từ trứng nở thành ruồi trưởng thành mất 3-5 ngày. Ruồi trưởng thành có đời sống khoằng 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp có thể sống đến 3 tháng.
- Ruồi nhà có sức sinh sản nhanh và mạnh, ruồi cái có thể sinh đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần.
- Trứng ruồi thường được đẻ thành khối trên chất hữu cơ như phân, rác rưởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nỡ trong vòng vài giờ, dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rưởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng. Giai đoạn nhộng thường kéo dài 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi non đẩy mở đỉnh của bao nan nhộng, xé bao nan và chui ra ngoài. Ngay sau khi nở, ruồi dang cánh để khô và cứng cơ thể, chỉ vài ngày sau khi nở ruồi có thể sinh sản.
2. Một số tập tính của ruồi:
- Ruồi trưởng thành có màu xám đen, dài từ 6-9 mm và có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt ngực, kiểu miệng liếm hút. Cả ruồi đực và cái đều ăn tất cả thức ăn, rác rưởi chất thải của người và cả động vật. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết sau 48 giờ không hút nước, một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần.
- Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, ngoài bờ rào, hầm nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo....Ruồi thường tập trung ở các điểm tìm kiếm thức ăn, nới giao phối, nơi đẻ trứng và nới trú đậu. Ban đêm ruồi ưa đậu ở trần nhà và những cấu trúc treo cao khác, nhìn chung gần nơi kiếm ăn, nơi đẻ và tránh được gió.
3. Ảnh hưởng của ruồi đối với sức khỏe con người:
- Khi ruồi nhiều, nó sẽ gây khó chịu cho con người khi làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.
- Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn. Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …
- Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.
4. Biện pháp phòng chống:
- Có thể diệt ruồi trực tiếp bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc bằng các biện pháp vật lý như bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện. Dù bằng cách nào cũng cần phù hợp với điều kiện vệ sinh môi trường.
- Vệ sinh môi trường:
- Làm mất hoặc làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi:Chuồng trại gia sức, gia cầm cần có rãnh thóat nước, phân; nền sàn nên làm bê tông và xối sạch hàng ngày. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa và có điều kiện nên làm khô phân trước khi ruồi có thời gian đẻ và phát triển. Làm tấm đậy các hố xí hở, và nên xây dựng những hố xí kín. Rác rưởi và các chất thải hữu cơ cần làm sạch triệt để bằng cách thu dọn vào vật chứa, chuyên chở và xử lý đúng cách.
- Làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến: Ruồi thường được thu hút bởi mùi phát ra từ các ổ đẻ của chúng, mùi sinh ra từ thức ăn cá, xương, đường mía, sữa, hoa quả lên men …Cần giảm và làm sạch những chất này.
- Đề phòng sự tiếp xúc giữa ruồi và mầm bệnh: Nguồn mầm bệnh của người và động vật bao gồm phân của người và động vật, rác thải, cống rãnh, mắt đau, chỗ lở loét, vết thương mổ …
Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhà ăn và với người: Đậy kín chén bát, thức ăn. Làm lưới cửa ra vào và cửa sổ, chụp màn để bảo vệ trẻ con khi ngủ để không cho ruồi và các côn trùng khác vào.
- Phương pháp vật lý:
Chúng ta có thể sử dụng những lọai bẫy ruồi như: bẫy ruồi, bẫy dính, bẫy điện…Sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn và ruồi sẽ bị nhốt trong bẫy ruồi, bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết.
- Phương pháp hóa học:
Một số biện pháp hóa học như sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lưu, phun không gian, phun hóa chất diệt giòi vào ổ đẻ của ruồi …Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh, được áp dụng khi có dịch tả, kiết lỵ, đau mắt, nhưng hạn chế sử dụng vì ruồi phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh.
Một số hóa chất sử dụng làm bả diệt ruồi như các hợp chất phospho hữu cơ (dichlovos, diazinon, malathion …); hợp chất carbamat (propoxur, formaldehyd ..).Các hóa chất sử dụng để phun tồn lưu hoặc phun không gian như các hóa chất nhóm pyrethroid: Alphacypermethrin, cyfluthrin,deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin …
- Phương pháp dân gian:
Ruồi thích ánh sáng nên thường xuất hiện ban ngày.
Do ruồi có mắt kép phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu. Vì vậy người ta cho nước sạch vào túi nylon, treo trong nhà, ruồi bay qua bay lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon đựng nước, ruồi sợ và bay xa. Đây là biện pháp các quán hàng ăn uống thường sử dụng rất có hiệu quả.