HƯỚNG DẪN CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ RẮN ĐỘC CẮN

Ngày đăng: 22/02/2017 - 09:53 PM
HƯỚNG DẪN CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ RẮN ĐỘC CẮN

Dịch vụ bắt rắn tại nhà – Bắt rắn độc trong nhà.

Khi bị rắn cắn, bệnh nhân phải hết sức bình tĩnh, trước hết phải băng garo phía trên vết cắn, có thể tự mình nặn bớt máu tại nơi bị cắn để loại bỏ bớt nọc rắn.

CÔNG TY TNHH DIỆT MUỖI VÀ CÔN TRÙNG TOÀN THẮNG

Công ty Toàn Thắng cung cấp dịch vụ bắt rắn độc tại nhà, phun thuốc diệt rắn, xua đuổi rắn, kiểm soát rắn độc.

          Theo Bộ Y tế, đa số bệnh nhân bị rắn cắn vào tay, chân trong quá trình lao động, hoặc cố tình bắt rắn. khi nạn nhân bị rắn cắn, để ý thấy nếu có 2 dấu răng cách nhau khoảng 1cm, chỗ bị cắn sưng tím, đau nhức thì đó là loài rắn có nọc độc, nếu dấu răng nông, đều hình vòng cung, ít sưng đau thì đó không phải là loài rắn độc, khi đó chỉ cần cạy những vết răng gãy của rắn ra là được.

Triệu chứng khi bị rắn độc cắn:

          Sau khi bị rắn độc cắn vài phút, vết cắn bị sưng tím, đau nhức, máu tại chỗ bị cắn chảy ra nhiều, khó cầm máu. Khoảng 5,6 tiếng chỗ bị cắn sưng nề lan rộng, rất đau nhức, xuất huyết trong cơ, xuất huyết dưới da.Người bị rắn cắn có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu dẫn đến tụt huyết áp, da đầu ngón tay ngón chân lạnh ẩm, lơ mơ. Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn. Chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng. Chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não và suy thận cấp.

CÔNG TY TNHH DIỆT MUỖI VÀ CÔN TRÙNG TOÀN THẮNG

Nhân viên bắt rắn của công ty Toàn Thắng đang bắt rắn trong gara của khách hàng tại Q3 – TP HCM.

          Theo tài liệu hướng dẫn điều trị rắn độc cắn của Bộ Y tế, bệnh nhân bị rắn cắn cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc. Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn và truyền máu và các chế phẩm máu.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn:

·          Khi bị rắn cắn, cần garo phía trên vết cắn và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, nhớ nhận diện loài rắn đã cắn nạn nhân để báo với bác sĩ để có thể dùng loại kháng sinh chống độc phù hợp cho người bệnh. Người bệnh không nên chích rạch chỗ rắn cắn. Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại nơi bị cắn để giảm bớt nọc độc, nếu đau nhiều thì giảm đau bằng thuốc Paracetamol

·          Khi tiếp nhận bệnh nhân bị rắn cắn, bác sĩ cần trấn an và giảm lo lắng cho bệnh nhân, rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch. Không để bệnh nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp. Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt ở chi khác chi bị cắn) để truyền dịch.

·          Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang thuốc lá.

·          Không nên dùng tay để bắt rắn, phát quang bụi rậm quanh nhà để hạn chế nơi trú ngụ của rắn.

·          Gọi cho các công ty bắt rắn chuyên nghiệp để được tư vấn về cách bắt rắn.

Công ty bắt rắn tại nhà

          Quý khách đang lo ngại khi phát hiện trong nhà mình có rắn, quý khách đang cần tìm công ty bắt rắn chuyên nghiệp, dịch vụ bắt rắn tại nhà, công ty bắt rắn độc trong nhà xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

CÔNG TY TNHH DIỆT MUỖI VÀ CÔN TRÙNG TOÀN THẮNG

Hotline0909 038 456  –  0965 665 110
Email: dietcontrungtoanthang@gmail.com
Webwww.dietmuoi24h.com

MST: 0313600213

Zalo